Phá cỗ Trung Thu là một hoạt động không thể bỏ qua trong đêm rằm tháng Tám. Khi ánh trăng tròn lên cao, mọi người tụ tập quanh mâm cỗ, cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và nhâm nhi trà. Phá cỗ vào đêm này mang ý nghĩa đặc biệt, là một phong tục cổ truyền, thể hiện nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Cần Thơ tìm hiểu thêm qua bài viết sau nhé.
Ý nghĩa của việc Phá Cỗ Trung Thu là gì?
Phá cỗ Trung Thu là hoạt động được cả người lớn và trẻ nhỏ háo hức chờ đợi vào đêm rằm tháng Tám. Vào ngày Tết Trung thu, sau khi chuẩn bị một mâm cỗ đầy đặn để dâng lên bàn thờ tổ tiên, khi trăng tròn lên đến đỉnh, cả gia đình sẽ tụ họp lại để "phá cỗ". Người lớn nhâm nhi trà, thưởng thức bánh, trong khi trẻ em vui vẻ rước đèn, hát ca.
Phá cỗ là một phần không thể thiếu trong đêm Trung thu. Dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức hoạt động này. Thường thì vào ngày Tết đoàn viên, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ Trung thu để cúng đất trời và tổ tiên.
Mâm cỗ gồm có bánh Trung thu, các loại trái cây tươi theo mùa, cùng những bông hoa được cắt tỉa và sắp xếp tỉ mỉ. Xung quanh mâm cỗ là những chiếc đèn lồng truyền thống rực rỡ sắc màu như: đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép… Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, mâm cỗ sẽ được đặt ở giữa sân để dâng cúng đất trời và tổ tiên.
Hoạt động Phá Cỗ Trung Thu diễn ra như thế nào?
Khi trăng rằm đã lên cao, tổ tiên đã "nhận" được lòng thành của con cháu, đó cũng là lúc cả gia đình sum vầy để bắt đầu phá cỗ Trung thu.
Dù gọi là "phá cỗ", thực chất là việc người lớn sẽ chia đều bánh kẹo, hoa quả để mọi người cùng nhau thưởng thức. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo được cắt nhỏ, bày biện lên bàn, để các thành viên trong gia đình cùng nhau nhâm nhi và tận hưởng hương vị đặc trưng của ngày Tết đoàn viên.
Trong đêm phá cỗ, người lớn thưởng trà, ăn bánh, ngắm trăng và trò chuyện. Trẻ em thì vừa ăn kẹo bánh, vừa rước đèn lồng và ngân nga những bài hát vui tươi về Trung thu. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa, giúp mọi người tận hưởng không khí ấm áp, đoàn tụ trong ngày Tết đoàn viên.
Các hoạt động trong ngày Phá Cỗ Trung Thu.
Phá cỗ Trung thu luôn là hoạt động được cả trẻ em và người lớn háo hức chờ đợi. Để có một đêm Trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa, dưới đây là một vài kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo!
Phá cỗ đúng đêm Rằm Trung thu là vui nhất
Việc phá cỗ nên được tổ chức vào đêm 15 tháng 8 Âm lịch, khi ánh trăng tròn và sáng nhất. Trung thu năm nay rơi vào ngày thứ 6, 29 tháng 9 Dương lịch, là thời điểm cuối tuần, thuận lợi cho các gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức bánh, uống trà và ngắm trăng. Sau khi phá cỗ, mọi người có thể tham gia các hoạt động như múa lân, rước đèn để làm đêm Trung thu thêm phần rộn ràng.
Chuẩn bị mâm phá cỗ Trung thu đầy đủ
Một mâm phá cỗ Trung thu truyền thống không thể thiếu bánh dẻo, bánh nướng, trái cây tươi và những chiếc đèn lồng lung linh. Ngày xưa, mâm ngũ quả đơn giản thường bao gồm các loại trái cây như lựu, dưa hấu, chuối, na, bưởi... được bày biện và cắt tỉa đẹp mắt. Ngoài ra, các gia đình có con em đang đi học thường chuẩn bị thêm ông tiến sĩ giấy để cầu mong con cái chăm chỉ học hành và đạt nhiều thành tích tốt.
Hiện nay, mâm cỗ Trung thu vẫn bao gồm bánh dẻo và bánh nướng, tuy nhiên hình ảnh ông tiến sĩ giấy đã không còn xuất hiện. Thay vào đó, các loại đèn lồng hiện đại dần thay thế cho đèn lồng truyền thống. Bánh kẹo và hoa quả cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Việc chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ sẽ giúp cho đêm phá cỗ thêm ý nghĩa và hoàn hảo. Bên cạnh đó, để tạo không khí sôi động và vui vẻ, bạn có thể trang trí bằng bóng bay, đèn lồng, hoặc dán những hình decal với chủ đề đêm hội trăng rằm lên tường nhà để làm không gian thêm phần rực rỡ.
Tổ chức các trò chơi vui nhộn cho trẻ em
Để đêm phá cỗ Trung thu thêm trọn vẹn và ý nghĩa, không thể thiếu những trò chơi dân gian vui tươi dành cho trẻ em. Trong đêm hội trăng rằm, các bé thường tụ họp để rước đèn, xem múa lân và thưởng thức bánh kẹo.
Vì vậy, cha mẹ có thể tổ chức một số trò chơi như: bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm hoặc vẽ tranh chủ đề Trung thu... Điều này không chỉ giúp các bé thoải mái vui chơi mà còn tạo ra không khí vui tươi cho đêm hội. Đồng thời, đây cũng là cách giúp các bé tạo nên những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ.
Tặng quà Trung thu cho bé.
Ngoài việc thưởng thức bánh, ngắm trăng và tham gia các trò chơi dân gian, việc tặng quà cho trẻ em trong dịp Trung thu là điều không thể thiếu. Cha mẹ có thể chọn mua những món quà nhỏ như đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, tò he... để tặng cho con. Dù nhỏ nhưng những món quà này mang giá trị tinh thần lớn, giúp các bé có một đêm Trung thu đầy ý nghĩa và khó quên.
Bên cạnh đó, Trung thu cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình trao tặng nhau những món quà, thay cho lời cảm ơn và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp nhất.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc chuyên nhận đặt mâm cúng trọn gói như: mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ, mâm cúng nhập trạch (mâm cúng về nhà mới), mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7. Ngoài ra, Đồ cúng Tâm Phúc còn nhận đặt xôi chè cúng, mâm quả cưới hỏi …..
Liên hệ Hotline: 0827.394.394
Zalo Đồ cúng Tâm Phúc: 0827.394.394
Website:www.dichvudocungtamphuc.vn.