Theo quan niệm dân gian, "có thờ có thiêng, có kiêng có lành," việc cúng căn cho bé trai là một phong tục được nhiều gia đình gìn giữ. Vậy cúng căn là gì? Làm thế nào để chuẩn bị mâm cúng căn cho bé trai? Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng cũng như bài văn khấn trong nghi thức này, Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc sẽ cùng bạn khám phá qua bài viết dưới đây.
mâm cúng căn cho bé trai giá rẻ, mâm cúng căn cho bé trai, mâm cúng căn bé trai đơn giản.
Xem thêm:
- Chuẩn bị cúng căn cho bé trai 6 tuổi chi tiết, đầy đủ
Cúng căn cho bé trai có ý nghĩa gì?
Cúng căn cho bé trai là một cách thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng của gia đình đối với 13 bà mụ, 3 Đức Thầy, tổ tiên, và những người đã góp phần tạo nên hình hài của bé. Đồng thời, mâm cúng căn cho bé trai cũng mang ý nghĩa cầu mong sự bình an và may mắn cho bé. Việc cúng căn thường được thực hiện khi bé tròn 3, 6, và 9 tuổi, với các nghi thức tương tự nhau. Lễ cúng căn cuối cùng khi bé tròn 12 tuổi, còn gọi là lễ dứt căn, được tổ chức long trọng hơn, đánh dấu lần cuối gia đình bày tỏ lòng cảm tạ đối với 13 bà mụ và gia tiên.
Vai trò của 12 bà Mụ trong truyền thuyết: (Theo Wiki)
- Bà Mụ Trần Tứ Nương: Trông coi việc sinh sản (chú sanh).
- Bà Mụ Vạn Tứ Nương: Trông coi việc thăm nghén (chú thai).
- Bà Mụ Lâm Cửu Nương: Trông coi việc thụ thai (thủ thai).
- Bà Mụ Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn ra hình hài (chú nam nữ).
- Bà Mụ Lâm Nhất Nương: Trông coi việc chăm dưỡng bào thai (an thai).
- Bà Mụ Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Bà Mụ Hứa Đại Nương: Trông coi việc khai hoa, nở nhụy (hộ sản).
- Bà Mụ Cao Tứ Nương: Trông coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Bà Mụ Tăng Ngũ Nương: Trông coi việc em bé sơ sinh (bảo tống).
- Bà Mụ Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bế trẻ nhỏ (tống tử).
- Bà Mụ Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Bà Mụ Nguyễn Tam Nương: Trông coi, giám sát, chứng kiến việc sinh (giám sanh).
12 bà Mụ (Hình minh họa)
Cách tính ngày cúng căn cho bé trai chuẩn truyền thống.
Theo quan niệm dân gian, có một số cách tính ngày cúng căn cho bé trai như sau: "Gái lùi 2, trai lùi 1" và "Nam trồi, nữ sụt".
Với nguyên tắc "Gái lùi 2, trai lùi 1":
- Ngày cúng căn cho bé trai sẽ được lùi 1 ngày so với ngày sinh Âm lịch của bé.
- Ví dụ: nếu bé trai sinh vào ngày 10 tháng 8 Âm lịch, ngày cúng căn sẽ là ngày 9 tháng 8 Âm lịch.
Còn theo quan niệm "Nam trồi, nữ sụt":
- Ngày cúng căn bé trai sẽ tiến 1 ngày so với ngày sinh Âm lịch.
- Ví dụ: nếu bé trai sinh vào ngày 25 tháng 5 Âm lịch, ngày cúng căn sẽ là ngày 26 tháng 5 Âm lịch.
Ngoài ra, nhiều gia đình hiện nay chọn ngày cúng căn theo ngày sinh Dương lịch của bé để thuận tiện hơn trong việc tổ chức. Tuy nhiên, theo truyền thống, cúng căn theo lịch Âm vẫn được cho là mang lại nhiều may mắn và sự bình an hơn cho bé.
Xem thêm:
- Cúng căn cho bé trai 6 tuổi như thế nào?
Mâm cúng căn cho bé trai có những lễ vật gì?
Cúng căn cho bé trai hay còn gọi là cúng Mụ, là một tục cúng với mâm cúng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ vật cần được lựa chọn cẩn thận, sạch sẽ, để dâng lên các Bà Mụ, Đức Thầy và tổ tiên. Tùy theo vùng miền và điều kiện của từng gia đình, lễ vật có thể khác nhau, nhưng vẫn phải giữ được giá trị truyền thống. Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc đã nghiên cứu và chuẩn bị danh sách lễ vật sau đây để giúp bạn tổ chức một buổi lễ cúng căn đầy đủ và ý nghĩa.
- Trái Cây.
- Hoa.
- Nhang Trầm.
- Đèn Cầy Tealight.
- Gạo.
- Muối.
- Giấy Cúng.
- Trà Hương Lài.
- Rượu Nếp Mới.
- Nước 330ml.
- Trầu Têm Cánh Phượng.
- Xôi Gấc In Đậu Xanh.
- Chè đậu trắng.
- Heo quay miếng
- Gà Luộc Chéo Cánh
- Ly Rượu, Nước.
- Chén, Đũa, Muỗng.
Các bước thực hiện cúng căn cho bé trai như thế nào?
Trước khi tiến hành lễ cúng:
- Gia đình cần chuẩn bị quần áo chỉnh tề, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và sắp xếp mâm cúng một cách tỉ mỉ.
- Sau đó, thắp hương và vái lạy tại bàn thờ tổ tiên.
- Buổi lễ cúng căn cho bé trai sẽ được thực hiện cùng với sự tham gia của gia đình.
Trong buổi lễ:
- Gia đình chọn một người đại diện để đọc bài văn cúng căn cho bé.
- Hạn chế tiếng ồn và tránh cãi vã để buổi lễ diễn ra trong sự trang nghiêm.
- Luôn giữ tâm thành kính để cầu mong may mắn và bình an cho bé.
Sau khi hoàn tất lễ cúng:
- Gia đình thu gom giấy tiền vàng mã để đốt.
- Gạo và muối sau khi cúng sẽ được giữ lại trong nhà để mang lại lộc.
- Mọi người trong gia đình cùng ngồi lại, thưởng thức các lễ vật và gửi những lời chúc tốt đẹp đến bé.
Bài cúng căn cho bé trai có nội dung gì?
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng căn cho bé trai, bài văn khấn cúng căn cũng đóng vai trò quan trọng trong buổi lễ. Việc soạn sẵn và đọc đúng bài khấn cúng căn là một phần không thể thiếu, góp phần mang lại may mắn và bình an cho bé. Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc đã chuẩn bị sẵn bài văn khấn này để giúp ba mẹ tổ chức buổi lễ một cách đầy đủ và ý nghĩa.
Bài văn khấn cúng căn cho bé.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc chuyên nhận đặt mâm cúng trọn gói như: mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ, mâm cúng nhập trạch (mâm cúng về nhà mới), mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7. Ngoài ra, Đồ cúng Tâm Phúc còn nhận đặt xôi chè cúng, mâm quả cưới hỏi …..
Liên hệ Hotline: 0827.394.394
Zalo Đồ cúng Tâm Phúc: 0827.394.394
Website:www.dichvudocungtamphuc.vn.