Sản Phẩm Nổi Bật
Dịch vụ của chúng tôi
Tin Tức
Năm 2025 là năm con gì? mang mệnh, cung gì? Sinh con năm 2025 hợp bố mẹ tuổi gì?
Tìm hiểu về ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10
Cách chuẩn bị cúng Giỗ Tổ Nghề Sân Khấu
Phá cỗ Trung Thu, vui hội trăng rằm
Bài cúng đầy tháng cho bé có nội dung gì?
Gạo muối cúng nhà mới xong làm gì?
Bài cúng thôi nôi cho bé gái miền Nam
Cúng 12 bà Mụ khi mang thai như thế nào?
Cúng Mụ trước sinh đơm lẻ như thế nào?
Mâm cúng nhà mới cần chuẩn bị như thế nào?
Mâm cúng về nhà mới (G1)
Mâm cúng về nhà mới đơn giản và đầy đủ lễ vật theo truyền thống, được cung cấp bởi Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc.
Thông tin chi tiết
1. Nguồn gốc, ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới:
- Một trong ba nghi lễ cực kỳ quan trọng của người Việt Nam khi làm nhà là cúng động thổ, cúng cất nóc và cúng nhập trạch hay còn gọi là cúng về nhà mới.
- Lễ Nhập trạch còn gọi là Lễ dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt tương đương với Lễ Động thổ (bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng), Lễ Cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và Lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.
Hình 1. Mâm cúng về nhà mới tại quận 9
2. Phong tục chuẩn bị mâm cúng về nhà mới của người Việt Nam và lễ nhập trạch là gì?
Lễ cúng nhập trạch là một nghi lễ quan trọng của người Việt Nam, đòi hỏi gia chủ phải tuân theo một số quy định theo cổ truyền:
- Chọn ngày giờ tốt để dọn đến cúng về nhà mới.
- Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển sang đến nhà mới
- Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang về nhà mới.
- Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.
- Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước… lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
- Lễ vật được trưng bày lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với các gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang và khấn lế xin Thần linh nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp đun nước.
- Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.
- Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.
- Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.
- Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia đình phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh Thần và Tổ tiên…
- Người có thai có nên dọn nhà không? Người có thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người mang thai quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển.
- Những người không phải trong gia đình giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.
- Theo ông bà ta ngày xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.
Hình 2. Mâm cúng về nhà mới tại Thủ Đức
3. Chuẩn bị mâm cúng về nhà mới như thế nào?
- Lễ nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt.
- Năm hết Tết đến, nhiều gia đình chuyển đến nhà mới. Số đông băn khoăn không biết mâm lễ cúng về nhà mới gồm những gì và cúng về nhà mới như thế nào?
- Lễ cúng nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên lưu ý.
- Mâm lễ cúng nhập trạch và vật dụng vào nhà hay cần hoàn thiện những gì trước khi về nhà mới:
+ Bếp (nên hoàn thiện trước).
+ Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
+ Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).
+ Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
- Những lưu ý khi về nhà mới: Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.
Hình 3. Mâm cúng về nhà mới chung cư
Mâm cỗ và đồ lễ
4. Lễ vật đầy đủ cho mâm cúng về nhà mới:
1 - Trái cây ngũ quả - 1 Phần.
2 - Hoa Cúc - 1 Bó.
3 - Nhang rồng phụng - 1 Bó.
4 - Đèn cầy - 2 Ly.
5 - Gạo - 1 Gói.
6 - Muối - 1 Gói.
7 - Trà hương lài - 1 Gói.
8 - Rượu nếp mới - 1 Chai.
9 - Nước chai 500ml - 1 Chai.
10 - Giấy cúng về nhà mới - 1 Bộ.
11 - Bánh kẹo - 1 Đĩa.
12 - Hũ sứ - 3 Hũ – (Đựng muối, gạo, nước, sau khi cúng xong đem để bàn thờ táo quân).
13 - Lư xông trầm sứ - 1 Cái – (Xông nhà).
14 - Trầm xông nhà- 1 hộp - (Xông nhà).
15 - Trầu cau - 1 Phần.
16 - Chè - 10 Chén – (trôi nước tam sắc/ đậu trắng).
17 - Xôi - 10 Hộp.
18 - Cháo trắng - 10 Chén.
19 - Bộ tam sên - 1 Bộ - (1 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, 3 hoặc 5 con tôm).
20 - Gà luộc - 1 con – (Gà ta 1,7kg-2kg, cháo gà, rau gỏi).
21 - Ly sứ cánh sen - 6 Cái.
22 - Chén, đũa, muỗng. - 10 Bộ - (Dụng cụ sử dụng một lần).
23 - Bình hoa - 1 Cái.
24 - Lư nhang - 1 cái.
25 - TẶNG 1 CẶP THÁP VÀNG HOA SEN.
Hình 4. Mâm cúng vào nhà mới chung cư
5. Vì sao nên lựa chọn Dịch vụ mâm cúng về nhà mới trọn gói:
Việc thờ cúng, lễ bái là một nghi lễ linh thiêng, phải trang trọng, thành kính và đầy đủ lễ nghĩa. Để có thể làm được một mâm cúng đầy đủ, đúng phong tục và lễ nghi, tốt nhất ta nên học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi, bậc cha ông.
Hiện nay cùng với sự hội nhập, giao thoa văn hóa, rất nhiều những lễ nghi, phong tục đã được sửa đổi và mai một ít nhiều. Đa phần giới trẻ hiện nay có ít hiểu biết về các lễ cúng
tế. Việc chuẩn bị mâm cúng về nhà mới đơn giản nhưng đầy đủ, chu toàn là một việc tương đối khó khăn. Thêm vào đó là sự tất bận của công việc hàng ngày và việc chuẩn bị sắm sửa lễ vật đầy đủ, chi tiết tiêu tốn không ít thời gian.
Hiểu được những khó khăn đó và tránh tình trạng thiếu sót trong việc soạn lễ vật, để giúp cho bạn có một mâm cúng thật đầy đủ và chi tiết.
Bạn có thể truy cập website: dichvudocungtamphuc.vn hoặc liên hệ qua hotline: 033.357.3839 để tìm hiểu thêm về dịch vụ đồ cúng về nhà mới trọn gói cũng như nghi thức cho các buổi lễ cúng.
- Lợi ích của việc đặt mâm cúng về nhà mới trọn gói:
+ Tiết kiệm nhiều thời gian công sức sửa soạn, chuẩn bị mâm lễ của gia chủ nhưng gia đình bạn vẫn có một mâm lễ về nhà mới đủ đầy.
+ Tiết kiệm cho các bạn một khoản chi phí, hạn chế những trường hợp mua những đồ không hợp lí, lãng phí hay thiếu hụt.
Hình 5. Mâm cúng về nhà mới theo truyền thống
Bài cúng
6. Bài cúng thổ công về nhà mới:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
(Văn khấn trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Hình 6. Mâm cúng về nhà mới xây