Bạn đang tìm hiểu về ý nghĩa của mâm ngũ quả trên các mâm lễ cúng hoặc mâm ngũ quả chưng cho ngày tết Nguyên Đán, các ngày tết cổ truyền của dân tộc. Hôm nay, Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc xin chia sẻ một chút thông tin về ý nghĩa mâm ngủ quả để mọi người cùng nhau tham khảo.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc - Kết nối yêu thương.
- Ý nghĩa mâm ngũ quả trên mâm cúng.
- Cách thức trình bày mâm ngũ quả đúng, cách gọi tên.
- Sai lầm và điều cấm kỵ trong việc chọn mâm ngũ quả.
- Tên gọi và ý nghĩa của từng loại quả trên mâm cúng.
1. Ý Nghĩa của ngũ quả trên mâm cúng:
- Mâm ngũ quả là mâm trái cây có 5 loại quả khác nhau thường được chưng trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Mâm trái cây có 5 loại quả thể hiện ước nguyện của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách bài trí mâm trái cây.
- Phong tục trưng bày mâm ngũ quả trong ngày Tết hoặc trong các ngày lễ theo truyền thống của người Việt Nam đã có từ rất lâu đời, cũng chẳng mấy ai thắc mắc tại sao lại có phong tục này, mọi người cứ làm theo những truyền thống cha ông ta để lại. Phải chăng vì đất nước ta có bốn mùa hoa trái, hoa quả là lộc thiên nhiên đất trời. Dâng lộc trời cúng cho các vị thần linh và ông bà, tổ tiên trong những ngày quan trọng để thể hiện tấm lòng và mong ước của gia chủ.
Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện cho 5 yếu tố trong phong thủy Kim - Mộc - Thủy - Hỏa – Thổ.
Mâm ngũ quả trên Mâm cúng đầy tháng cho bé gái
2. Cách thức trình bày mâm ngũ quả đúng, cách gọi tên:
- Gọi là ngũ quả nhưng thật ra không ai quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra 5 loại trái cây để bày lên mâm ngũ quả. Ngũ quả dù là loại quả gì thì người Việt Nam vẫn mang một ý nghĩ chung là dâng cúng tổ tiên, ông bà thể hiện sự biết ơn và mong những điều tốt lành đến với gia đình của mình, mỗi loại quả đều mang cho mình một màu sắc và ý nghĩa riêng.
- Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau:
- Miền Bắc:
+ Người miền Bắc thường chú trọng về hình thức bên ngoài, mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê, có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc, thương yêu, đoàn kết, con cháu sum vầy.
+ Cách trình bày truyền thống là: Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác, chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả bày xung quanh, những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.
Mâm ngũ quả theo phong tục miền Bắc
- Miền Nam:
+ Người miền Bắc có quan niệm các loại quả đều có thể bày lên mâm, miễn sao mâm ngũ quả đẹp mắt là được, kể cả bày ớt cay nóng; thì mâm ngũ quả miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ.
+ Người miền Nam mong muốn năm mới sẽ sung túc và đầy đủ nên mâm ngũ quả thường có mãng cầu, quả sung, dừa, quả đu đủ, quả xoài. Và theo quan niệm của người miền Nam thì trong mâm ngũ quả không bày những quả này bởi phát âm của loại quả đó mang ý nghĩa không tốt như quả chuối, lê, cam, quýt.
Mâm ngũ quả theo phong tục miền Nam
3. Những điều cấm kỵ trong việc chọn mâm ngũ quả:
- Miền Nam:
+ Trong mâm trái cây không được có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và thậm chí có cả sầu riêng, vì thế dù người miền Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, nhưng không bao giờ đưa sầu riêng cúng lên trên mâm ngũ quả.
+ Rửa quả cho sạch để bày: Một số người thường rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp khi chưng lên mâm. Tuy nhiên việc rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước. Do đó bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch trái cây là được. Với bưởi, bạn có thể hòa chút nước vôi, thấm vào khăn rồi lau đều lên vỏ bưởi để tránh tình trạng vỏ bị ố vàng, mốc xanh hoặc bị héo do đọng nước.
+ Không được chọn lựa hoa quả đã chín, bị dập hoặc trầy xước.
4. Tên gọi và ý nghĩa của một số loại quả trên mâm cúng:
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
- Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
- Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
- Đào: thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi): mang ý nghĩa phú quý.
- Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
- Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng.
- Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
- Phật thủ: ý nghĩa mong muốn gia đình có đông con nhiều cháu và mong bàn tay phật che chở cho cả gia đình.
Mâm ngũ quả trên mâm cúng động thổ công trình mới
5. Giới thiệu về Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc:
- Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói tại Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn am hiều, tận tâm, giải đáp thắc mắc 24/7.
- Giao hàng tận nơi theo (miễn ship trong bán kính 30km), bày biện đẹp, hướng dẫn cúng đúng theo truyền thống.
- Thức ăn ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Có xuất hóa đơn VAT cho khách hàng Doanh nghiệp.
- Nhiều quà tặng thiết thực, hấp dẫn dành cho mẹ và bé.
- Liên hệ với chúng tôi:
+ Doanh nghiệp: Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc.
+ Địa chỉ: Số 7 đường 6B, Phường Phước Bình, Quận 9, tp. Hồ Chí Minh.
+ Hotline: 033.357.3839.
+ Email: [email protected].
+ Website: dichvudocungtamphuc.vn.