1. Tại sao phải sửa soạn bàn thờ ông Táo dịp và tỉa chân nhang dịp cuối năm?
Bàn thờ trong mỗi gia đình chính là nơi thể hiện cốt cách của từng nhà, từng dòng họ. Mặt khác đó cũng là bóng dáng chung của tâm hồn dân tộc Việt. Nét văn hóa tâm linh từ sâu thẳm tấm lòng gia chủ thể hiện qua bàn thờ. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi để chúng ta hướng về nguồn cội.
Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí, mà khí sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chủ nhà. Do đó, nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Như vậy, việc tỉa chân hương giúp cho bàn thờ phong quang là điều cần thiết.
Thực tế, bát hương để quá đầy, nhiều chân hương sẽ làm cho bàn thờ bị thiếu trang trọng, rườm rà, gây cảm giác bừa bộn. Mặt khác, quá nhiều chân hương, lớp mới chồng lên lớp cũ sẽ khiến việc cắm hương khó khăn.
Hình 1. Mâm lễ cúng ông Táo được cung cấp bởi Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc.
2. Thời điểm tỉa chân nhang bàn thờ.
Không có quy định cụ thể nào về việc nên tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo, nhưng thường mọi người sẽ tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời vì đó là khoảng thời gian ông Táo sẽ vắng mặt, với ý niệm bàn thờ đã gọn gàng sạch sẽ sau khi khi đón Táo quân trở về.
Thời gian tốt nhất để tiến hành bao sái bàn thờ (sửa soạn bàn thờ, lau dọn bát hương), tỉa chân nhang là từ 8 giờ đến 11giờ 55 trưa hoặc 1 giờ đến 5h55p chiều tối.
Nên tránh 12 đến 13 giờ trưa và sau 6 giờ tối.
Hình 2. Mâm cúng khai trương quán ăn.
3. Hướng dẫn tỉa chân nhang và sửa soạn bàn thờ đúng cách.
- Chọn người tỉa chân nhang: Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, song nhiều gia đình cầu kỳ hơn còn chọn người để rút tỉa chân nhang (hương). Tuy nhiên, người được chọn tỉa chân nhang phải là người có tâm thành kính nhất, chỉnh chu, làm việc cẩn thận thì việc rút tỉa chân nhang sẽ trở nên tốt hơn, suôn sẻ hơn.
- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ phải được dùng riêng không được dùng chung cho những việc khác.
- Về nguyên tắc chúng ta chỉ nên di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không nên xê dịch. Khi lau bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.
Chuẩn bị trước khi bau dọn bàn thờ:
- Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ giã nát và khăn sạch (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu 1 lúc trước khi lau dọn.
- Nước cánh hoa hồng vàng ( tiếp lộc ): Mua 5 bông hồng vàng, tách cánh. Thả vào bát. Đổ nước sạch vào ngâm 30'. Nước cánh hoa hồng vàng dùng lau sau khi đã lau bằng rượu gừng. Để bàn thờ thêm thơm mát. Thêm lộc tài. Nước cánh hoa hồng vàng cũng được dùng để lau ban thờ Phật trong trường hợp gia chủ kiêng không lau bằng rượu gừng.
- Trình tự lau dọn bàn thờ: Rượu gừng tẩy uế > khăn khô lau lại > nước hoa hồng vàng tiếp lộc > khăn khô lau lại.
- Hướng dẫn rút tỉa chân nhang đúng cách:
+ Để tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương, khóm chân hương để lên miếng vải, cẩn thận để không làm tung tóe tro. Một số nhà còn kiêng không rút chân hương đầu tiên được thắp khi bốc bát hương. Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát hương.
- Các bước thực hiện rút tỉa chân nhang:
+ Bước 1: Thắp hương, khấn xin tỉa chân nhang, chờ hương cháy hết rồi bắt đầu. Nếu bạn vừa tiễn ông Công ông Táo xong, hương vẫn còn thì không cần thắp nữa, chỉ khấn xin tỉa chân nhang và chờ hương cháy hết thôi.
+ Bước 2: Để tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương, khóm chân hương để lên tấm vải, cẩn thận để không làm tung tóe tro. Một số nhà còn kiêng không rút chân hương đầu tiên được thắp khi bốc bát hương.
Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát hương.
Lưu ý: Trong khi tỉa chân nhang, nhiều nơi quan niệm rằng phải giữ cho bát nhang bất động, không bị xê dịch, xoay mặt đi hướng khác.
+ Bước 3: Dùng một khăn thấm rượu gừng, một tay giữ bát nhang, một tay cẩn thận lau sạch sẽ ( công đoạn này gọi là tẩy uế) và sau đó lau lại bằng khăn khô.
+ Bước 4: Dùng một khăn sạch khác thấm nước hoa hồng vàng, lau lại bát nhang (công đoạn này gọi là tiếp lộc) và sau đó lau lại bằng khăn khô.
+ Bước 5: Mang chân nhang đi hóa thành tro. Tro của chân nhang sau khi hóa cần được thả ở nơi nước sông, suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.
Hình 3. Mâm cúng khai trương đầu năm mới đầy đủ lễ vật.