1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng về nhà mới, cúng nhập trạch nhà mới:
Lễ nhập trạch (về nhà mới) là buổi lễ thực sự rất quan trọng đối với gia chủ. Mang ngụ ý xin phép thần linh cai quản nơi này và mong cầu sự máy mắn, ăn ra làm nên, cuộc sống suôn sẻ hạnh phúc ấm no, thành viên trong gia đình đồng thuận và yêu thương nhau.
Hình 1. Mâm cúng về nhà mới đúng chuẩn
2. Những đồ vật dụng đầu tiên mang vào nhà mới:
- Bài vị Gia tiên phải được chính gia chủ mang vào và sau đó là người thân trong gia đình theo sau mang theo tiền của.
- Mang chuông gió khi cúng về nhà mới: theo phong thủy có tác dụng dẫn dắt luồng khí lưu thông trong nhà, nên chọn chuông gió có chất liệu bằng kim loại. Theo kinh nghiệm dân gian, âm thanh của kim loại có khả năng xua tà ma, giúp mang lại may mắn.
- Những vật dụng đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước… lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch về nhà mới và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Hình 2. Mâm cúng nhập trạch nhà mới
3. Lưu ý cần làm khi về nhà mới để rước may mắn và tài lộc vào nhà:
Thực tế cúng về nhà mới mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy quan trọng đối với gia chủ cho nên việc vấn đề việc cần làm trước khi nhập trạch hết sức cần được lưu tâm chú trọng. Những lưu ý dưới đây của Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn nghi lễ cúng về nhà mới.
- Những đồ vật mang vào nhà mới phải được tự tay người nhà mang vào.
- Lễ nhập trạch thường được diễn ra vào ban ngày (trước 15h chiều) vì khoảng thời gian đó mang nhiều cát lợi, nên hạn chế làm lễ vào ban đêm.
- Đối với trường hợp làm lễ nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa có như cầu chuyển vào ở ngay sau lễ cúng về nhà mới, cần 1 người ở lại ngủ vào ban đêm. Việc làm này được dân gian quan niệm rằng để thần linh ghi nhận rằng nhà này đã có người ở.
- Việc chuyển đến nhà mới chỉ nên làm vào buổi sáng và trưa, không nên chuyển buổi tối vì dễ khiến vong lang thang bên ngoài theo về nhà mới.
- Không nên nhờ người ngoài (người không phải trong gia đình) cầm tinh con hổ hỗ trợ dọn nhà.
- Sau nghi lễ cúng về nhà mới, lễ cúng nhập trạch nhà mới, gia chủ phải làm lễ cáo yết Gia tiên rồi mới thụ hường lộc đã cúng và dọn dẹp đồ đạc.
Hình 3. Mâm cúng về nhà mới đầy đủ theo truyền thống
4. Người mang thai có được dọn nhà mới?
Câu trả lời là có nhưng phải nắm rõ những lưu ý sau đây.
Và lí do tại sao là như vậy thì sau đây Đồ cúng Tâm Phúc sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ vấn đề này.
+ Việc chuyển đến nhà mới, nới mà có không gian thoãng đáng khiến cuộc sống và tâm lý mẹ bầu và thai nhi phát triển theo hướng tích cực hơn.
+ Chuyển nhà theo đúng kế hoạch giúp mọi việc được thuận lợi. Không làm lỡ cơ hội tốt của gia đình. Mọi thành viên cũng cảm thấy vui vẻ hơn.
+ Nếu gia đình bạn đang chuẩn bị chuyển nhà mà bị hoãn bởi lí do có người mang thai. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý thai phụ họ sẽ nghĩ mình là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến buổi lễ quan trọng của gia đình.
- Lưu ý khi chuyển nhà mới khi gia đình có người mang thai:
+ Chọn ngày đẹp chuyển về nhà mới kĩ lưỡng: trước hết phải chọn ngày hoàng đạo, giờ tốt để chuyển nhà. Những ngày này, mọi sự việc đều là hung hóa cát nên không cần lo lắng về vấn đề chuyển nhà.
+ Trách việc hây ồn ào, gây tiếng động lớn ảnh hưởng đến mẹ và bé.
+ Chú ý đến gian đoạn của thai kỳ: Nếu thai phụ đang ở đoạn đầu và cuối của thai kỳ, thì không nên cho thai phụ tham gia việc chuyển về nhà mới.
+ Tạo một bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong quá trình chuyển nhà. Bài trí phòng ngủ một cách thoáng đãng để bà bầu có thể thích nghi dần với không khí nơi ở mới.
Hình 4. Mâm cúng nhập trạch đầy đủ lễ vật