1. Ý nghĩa lập bàn thờ Thần tài Thổ địa:
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài đã chẳng còn xa lạ gì với người dân Việt Nam nhất là những nhà kinh doanh buôn bán. Với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của gia chủ, bàn thờ thần Tài Thổ công luôn được coi trọng và có những quy định rõ ràng.
Thông thường, thờ thần Tài sẽ được thờ chung với thổ Địa (vị thần cai quản đất đai). Là người có khả năng xua đuổi những thế lực xấu xa, tà khí, hóa mọi điềm dữ thành lành, giữ yên ổn việc định cư tại vùng đất mà ông Địa Thổ công cai quản.
Hình 1. Mâm cúng thần tài đầy đủ lễ vật.
2. Những lễ vật phổ biến thường có trên bàn thờ Thần tài Ông địa.
Trước khi tìm hiểu cách bày trí bàn thờ ông Thần tài Thổ địa thì việc chuẩn bị những lễ vật thiết yếu trên bàn thờ ông Địa là thực sự rất rất cần thiết.
1. Tượng ông thần Tài - ông Địa.
2. Hũ đựng gạo - muối - nước.
3. Bát hương (bát nhang).
4. Lọ hoa.
5. Mâm trái cây ngũ quả.
6. Ngai chén (5 ly).
7. Tượng Ông cóc - Thiềm Thừ.
8. Bài vị.
Hình 2. Mâm cúng Thần tài được cung cấp bởi Dịch vụ Đồ Cúng Trọn gói Tâm Phúc
3. Cách sắp xếp và lưu ý khí bày trí lễ vật trên bàn thờ thần Tài Ông Địa.
Gia chủ luôn phải đảm bảo sự sạch sẽ, quang đãng đối với không gian phía trước mặt bàn thờ.
Lựa chọn cách bố trí bàn thờ ông Địa đúng chuẩn, hợp phong thủy sẽ giúp công việc làm ăn, kinh doanh của gia chủ gặp nhiều thuận lợi, may mắn và tài lộc kéo đến đầy nhà.
- Bài vị: Được đặt phía trong cùng của bộ bàn thờ, thường được ghi bằng chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc thay vào đó 2 bên thành của bàn thờ có thể viết câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”.
Phía trước của bài vị còn có chuẩn bị thêm thỏi vàng giấy.
- Tượng Thần tài Thổ công: Từ bên ngoài nhìn vào bạn có thể thấy bên trái là tượng ông thần Tài và bên phải là tượng ông Thổ Địa.
- Hũ gạo, muối, nước: Đặt chính giữa là 3 hũ gạo, muối trên bàn thờ thần tài xếp thành một hàng ngang cùng với nước đây. Một lưu ý dành cho gia chủ là cả 3 hũ gạo, muối, nước này chỉ được thay mới vào dịp cuối năm. Mỗi đồ vật hay chuẩn bị thật kỹ để riêng ra bởi những thứ này để thờ cúng.
- Bát hương: Giữa bàn thờ là một bát hương, nên sử dụng bộ bàn thờ có chất liệu gốm sứ nhằm dễ dàng cho việc vệ sinh, giúp tăng sự sang trọng, linh thiêng của bộ bàn thờ. Việc bốc bát hương cũng cần tuân thủ theo một vài thủ tục nhất định.
- Lọ hoa, mâm ngũ quả: Theo cách sắp xếp bàn thờ thần Tài - ông Địa đúng phong thủy, lọ hoa sẽ được đặt ở bên phải, bên trái đặt mâm bồng đựng trái cây. Đúng theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”.
- Ngai chén: Lấy 5 chén nước xếp trên khay thành hình chữ thập tượng trưng cho Ngũ Phương và Ngũ Hành phát sinh – phát triển.
- Tượng ông Cóc (Thiềm Thừ): Ông Cóc trên bàn thờ thần tài được đặt ở bên trái bên cạnh mâm ngũ quả và phía trước thần Tài. Để hỗ trợ thần Tài mang lại may mắn và thu hút tài lộc, vượng khí vào nhà gia chủ nên nhớ sáng quay Cóc ra ngoài (bỏ đồng ra khỏi miệng), tối quay Cóc vào nhà. Ông Cóc ngậm tiền với việc giữ tài chính cho bạn.
Để tìm hiểu kĩ càng hơn về cách chọn hướng, vị trí đặt bàn thờ, chọn ngày đẹp, chuyển bàn thờ thần Tài tới nhà mới sao đúng cách, bạn có thể tham khảo bài viết "Hướng dẫn cách bày trí bàn thờ thần Tài Thổ Địa khi dọn về nhà mới" trong chuyên mục "Kiến Thức Tâm Linh" được soạn thảo bởi Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc nhé.
Hình 3. Mâm cúng cho bàn thờ Thần tài Thổ địa