1. Cúng động thổ là gì? Ý nghĩa của lễ cúng động thổ.
Cúng Động thổ chính là lễ khởi công khi bắt đầu xây dựng một công trình nào đó, mỗi khi bắt đầu thì chúng ta thường tổ chức động thổ với đầy đủ những nghi thức truyền thống và mang đến đầy đủ ý nghĩa.
Người Việt Nam quan niệm đất có Thổ công nên khi đào xới hay làm bất kỳ công việc gì đả động vào đất thì chúng ta cần phải xin phép trước đã. Vì thế mà người ta thường hay khấn hay cúng vái xin thổ địa nơi xây dựng để công trình xây của mình được phù hộ và bình an hơn, sau khi khánh thành thì tiến hành cúng tạ ơn. Nhưng hiện nay các công trình lớn thay vì làm lễ cúng thì người ta sẽ tiến hành đọc văn chào mừng , sau đó cắt băng khánh thành, tiến hành đi động thổ…
Hình 1. Mâm cúng động thổ công trình.
2. Tại sao phải cúng động thổ?
Dù là xây dựng mới, cơi nới hay sửa chữa thì đều liên quan tới đất đai nhà cửa nghĩa là có động đến thổ địa, long mạch. Do vậy cần phải dâng lễ vật cúng động thổ và cầu khấn các vị thần cho phép khởi sự hanh thông. Có thờ có thiêng – có kiêng có lành, cho nên trình tự cúng bái trước khi động thổ rất được người dân xem trọng.
Do vậy, gia chủ hay người quản lý dự án đều cần phải nắm được bản chất và quy trình của lễ cúng động thổ, cất nhà mới là như thế nào theo phong tục truyền thống. Hoặc tìm hiểu về những nội dung quan trọng không kém, đó là lễ động thổ cần chuẩn bị những lễ vật gì thì sắm lễ động thổ làm nhà mới trọn vẹn. Giúp cho việc khởi công nhà mới thêm phần thuận lợi để gia đình có thể yên ổn sinh sống sau này.
Hình 2. Mâm cúng động thổ sửa nhà.
3. Bài văn khấn cúng động thổ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.
Hôm nay, ngày .….. tháng .….. năm …………………….
Tín chủ con là: ……………………………........................................................... cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở Ngụ tại: ……………………………....................................................................................
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ: …………………………….................................................................................................................................
Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa. Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân.
Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Văn khấn trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Hình 3. Mâm cúng động thổ khu du lịch.
4. Tiến hành cúng Động thổ:
- Đối với gia chủ:
+ Bày biện lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ để giữa khu đất được thi công, chọn chỗ đất cao ráo, đẹp nhất.
+ Đốt hai cây đèn và thắp 07 cây nhang với nam và 09 cây nhang với nữ.
+ Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1 cây (hoặc 3 cây với nữ)
+ Trang phục của chủ nhà chỉnh tềm thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ rồi khấn.
+ Đọc văn khấn cúng động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất.
+ Sau khi cúng xong, hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng, đồ hàng mã. Tiếp theo là rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát đầu tiên hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào chỗ đào móng để trình với thần Thổ Địa xin được động thổ. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể thi công.
+ Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất đi để sau này khi nhập trạch thì để ở. Sau này khi làm lễ nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
+ Cắm hoa cúng xuống công trình chứ không mang về nhà.
+ Nếu làm nhà nhiều tầng, mỗi lần đổ mái, lên tầng đều phải sắm lễ cúng vái.
- Đối với đơn vị thi công:
+ Sau khi gia chủ cúng xong, đơn vị thi công vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên. Lưu ý: Ngoài việc khấn thổ công thần đất thì thêm khấn tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.
Hình 4. Mâm cúng động thổ công trình.
1. Cúng động thổ là gì? Ý nghĩa của lễ cúng động thổ.
Động thổ chính là lễ khởi công khi bắt đầu xây dựng một công trình nào đó, mỗi khi bắt đầu thì chúng ta thường tổ chức động thổ với đầy đủ những nghi thức truyền thống và mang đến đầy đủ ý nghĩa.
Người Việt Nam quan niệm đất có Thổ công nên khi đào xới hay làm bất kỳ công việc gì đả động vào đất thì chúng ta cần phải xin phép trước đã. Vì thế mà người ta thường hay khấn hay cúng vái xin thổ địa nơi xây dựng để công trình xây của mình được phù hộ và bình an hơn, sau khi khánh thành thì tiến hành cúng tạ ơn. Nhưng hiện nay các công trình lớn thay vì làm lễ cũng thì người ta sẽ tiến hành đọc văn chào mừng , sau đó cắt băng khánh thành, tiến hành đi động thổ…
2. Tại sao phải cúng động thổ?
Dù là xây dựng mới, cơi nới hay sửa chữa thì đều liên quan tới đất đai nhà cửa nghĩa là có động đến thổ địa, long mạch. Do vậy cần phải dâng cúng lễ vật và cầu khấn các vị thần cho phép khởi sự hanh thông. Có thờ có thiêng – có kiêng có lành, cho nên trình tự cúng bái trước khi động thổ rất được người dân xem trọng.
Do vậy, gia chủ hay người quản lý dự án đều cần phải nắm được bản chất và quy trình của lễ cúng động thổ, cất nhà mới là như thế nào theo phong tục truyền thống. Hoặc tìm hiểu về những nội dung quan trọng không kém, đó là lễ động thổ cần chuẩn bị những lễ vật gì thì sắm lễ động thổ làm nhà mới trọn vẹn. Giúp cho việc khởi công nhà mới thêm phần thuận lợi để gia đình có thể yên ổn sinh sống sau này.
3. Bài văn khấn cúng động thổ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.
Hôm nay, ngày .….. tháng .….. năm …………………….
Tín chủ con là: ……………………………........................................................... cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở Ngụ tại: ……………………………....................................................................................
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ: …………………………….................................................................................................................................
Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa. Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân.
Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Văn khấn trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)